Hotline: 0979358986 Liên hệ Chứng nhận Giới thiệu

Cách kiểm tra gốm sứ nhiễm chì

Hiện nay, tình trạng nhiễm độc chì cao trong cơ thể của người Việt Nam ngày càng nghiêm trọng là do hàm lượng chì có trong không khí, trong nước uống và một phần do con người trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua việc ăn uống và sử dụng vật dụng gia đình ngày càng cao.

Đồ gốm sứ cũng là một trong những vật dụng như vậy. Trên thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều mặt hàng gốm sứ nhiễm chì bày bán công khai gây hại cho người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để kiểm tra gốm sứ có nhiễm chì hay không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra đồ gốm sứ nhiễm chì đơn giản và hiệu quả nhất.

 

Cách kiểm tra gốm sứ nhiễm chì
– Kiểm tra bằng nước: bạn hãy lật sản phẩm đồ gốm đó lên, sau đó nhỏ vài giọt nước lên chỗ không có tráng men. Nếu thấy giọt nước bị hút một cách nhanh chóng chứng tỏ là các sản phẩm gốm này không được nung ở nhiệt độ phù hợp. Thông thường gốm sứ Bát Tràng nung ở nhiệt độ 1200 độ C trở lên, nhưng nếu pha thêm chì, sẽ chỉ cần nung ở 800 – 1000 độ C là có thể cho ra thành phẩm ( thường gặp ở gốm sứ Trung Quốc cấp thấp đang được bày bán tràn lan trên thị trường). Với những sản phẩm kém chất lượng này, nếu đựng đồ ăn nóng, chua sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể. Còn nếu bát, đĩa, cốc không hút nước thì đó là những sản phẩm an toàn.

– Kiểm tra bằng giấm: ngâm đồ gốm sứ của bạn vào dung dịch giấm ăn nếu có tình trạng trắng ra và dung dịch giấm đổi màu thì chắc chắn sản phẩm đó có chứa chì và không nên sử dụng. Chính vì vậy khii đi mua các sản phẩm bằng gốm sứ bạn nên mang theo giấm ăn để kiểm tra sản phẩm trước khi mua.

– Kiểm tra bằng tiếng vang: hãy gõ vào sản phẩm, nếu sản phẩm gốm sứ không chứa chì độc thì sẽ kêu coong coong vang tai, còn nếu nhiễm chì thì sẽ kêu đục và nhỏ hơn.

 

Cách khắc phục
– Không nên mua các sản phẩm đồ gốm sứ có hoa văn tạo nên từ đề can sặc sỡ in ngoài men, vì màu sắc đề can càng sặc sỡ thì hàm lượng chì càng lớn. Hơn nữa những sản phẩm đề can ngoài men được nung ở nhiệt độ rất thấp để giữ màu nên không khử được chì có trong mực đề can. Chỉ nên mua những sản phẩm chất lượng cao, ít hoa văn, trơn nhưng không bóng loáng.

– Sử dụng đồ gốm sứ có thương hiệu, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.

– Không dùng bát đĩa gốm sứ để nấu chín thức ăn trong lò vi sóng, không đựng thức ăn có axit…

– Không dùng bát đĩa tráng men trong lòng vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.

– Khi bát đĩa bị sần sùi, bong tróc lớp men bóng hoặc bị rạn thì không nên sử dụng

Các sản phẩm nung thủ công càng rẻ tiền thì quy trình sản xuất ra chúng càng không đạt chuẩn, thậm chí bị cắt giảm công đoạn xử lý để tiết kiệm thời gian, chi phí nên những sản phẩm gốm sứ càng độc hại.

Những món đồ gốm sứ độc hại thường hàm chứa các chất như chì, cadmium… trong lớp men trang trí bên ngoài hoặc trong những hoa văn được vẽ dưới men. Những chất độc hại này khi bị thôi nhiễm ngấm vào thức ăn trong quá trình sử dụng và được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa. Nếu những chất độc này được tích lũy lâu ngày trong cơ thể, chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu, gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong

Việc tìm hiểu và biết được những mẹo nhận biết sản phẩm gốm sứ có bị nhiễm chì không là hết sức quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của gia đình, tuy nhiên để tăng thêm tính an toàn bạn nên chú ý lựa chọn các sản phẩm làm bằng gốm sứ cao cấp từ những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.